VHC Group: Trang chủ Nghành nghề kinh doanh ĐẦU TƯ KINH DOANH KHU CÔNG NGHỆ CAO

ĐẦU TƯ KINH DOANH KHU CÔNG NGHỆ CAO

 

NHU CẦU VÀ HIỆU QUẢ CỦA ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHỆ CAO, CÁC TRUNG TÂM PHẦN MỀM, CÁC CƠ SỞ ƯƠM TẠO CÔNG NGHỆ


 1.  CÁC KHU CÔNG NGHỆ CAO
      Khu công nghệ cao có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo môi trường thuận lợi thu hút FDI trong lĩnh vực công nghệ cao, đặc biệt là thu hút các tập đoàn đa quốc gia. Khu công nghệ cao còn là nơi thu hút, tập hợp lực lượng trí thức KH&CN trong cả nước, trí thức Việt kiều và các nhà KH&CN nước ngoài trong nghiên cứu, sáng tạo và chuyển giao công nghệ trực tiếp cho sản xuất và ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao.

 

  • Cơ hội đón nhận đầu tư của các tập đoàn, công ty CNC của thế giới.

      Qua tiếp xúc với các tổ chức, công ty đến tìm hiểu và thực tế những công ty đã đăng ký đầu tư vào các KCNC trước đây cho thấy KCNC sẽ ”nắm” được cơ hội này nếu chúng ta sẵn sàng về ”đất” cùng với cơ sở hạ tầng, hệ thống dịch vụ kèm theo và nguồn nhân lực. Ngoài ra, cơ hội lan tỏa thu hút đầu tư các ngành công nghiệp ”hỗ trợ” phục vụ các dự án CNC là rất hiện thực (mà Intel là ví dụ điển hình).

  • Tiếp nhận xu thế đưa một số công đoạn R&D để ”gia công” tại các nước phát triển.

      Hiện nay, trong xu thế toàn cầu, phương thức kinh doanh của các tập đoàn lớn sở hữu công nghệ nguồn không những ”đưa” một số dây chuyền ”sản xuất” đầu tư ra nước ngoài mà hiện tượng tương tự đã xuất hiện ở cả lĩnh vực ”nghiên cứu và phát triển” - Ấn Độ và Trung Quốc là 2 thị trường lớn đã nắm bắt cơ hội ”gia công chất xám” và tạo ra những thành công rất đáng khích lệ. Phân khu ”R&D-Đào tạo-Ươm tạo” của KCNC có thể tham gia đón nhận xu thế này, nếu chúng ta có lực lượng các nhà khoa học trong nước kết hợp với chuyên gia Việt Kiều đang làm việc trong các Trung tâm nghiên cứu, các tập đoàn lớn.

  • Thu hút lực lượng các trí thức Việt Kiều về hoạt động

      Đây là nguồn lực đáng quí, là cầu nối quan trọng cho đất nước với các thị trường tiềm năng của thế giới hội nhập, trong đó có thị trường khoa học công nghệ (công nghệ cao). Đảng đã có chủ trương, Chính phủ đã có chương trình hành động, vấn đề còn lại là chúng ta sẵn sàng về môi trường và điều kiện làm việc để thu hút lực lượng này về tham gia phát triển đất nước. Khu công nghệ cao cần có một cơ chế thích hợp để trở thành một địa chỉ như vậy.

  • Định hướng, quy hoạch và sự hỗ trợ của các ban ngành

      Bên cạnh ba khu công nghệ cao quốc gia ở Hà Nội, TPHCM và Đà Nẵng, sắp tới đây một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác cũng sẽ có khu công nghệ cao.
Cụ thể từ nay đến năm 2030 sẽ thành lập mới một số khu công nghệ cao do tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách địa phương và các nguồn vốn khác. Mục tiêu là nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, góp phần tạo hiệu ứng lan tỏa, thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ trong cả nước
      Một trong những điểm thuận lợi của các nhà đầu tư vào khu công nghệ cao là được ưu đãi cao về thuế. Cụ thể, doanh nghiệp công nghệ cao được hưởng mức thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong 15 năm, sẽ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm và giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp cho 5 năm tiếp theo.
      Nếu những dự án này có quy mô lớn, công nghệ cao hoặc mới cần đặc biệt thu hút đầu tư thì thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi 10% có thể được xem xét kéo dài thêm nhưng không quá 30 năm và phải do Thủ tướng phê duyệt...

2. CÁC CÔNG VIÊN PHẦN MỀM

 


      Tính đến nay, cả nước đã có 8 Công viên phần mềm (CVPM) đi vào hoạt động, tập trung ở các thành phố lớn: TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ và Thừa Thiên-Huế.
CVPM được đánh giá là mô hình khá thành công để thu hút và trở thành trung tâm sản xuất, gia công phần mềm, cung ứng nhân lực công nghệ thông tin (CNTT) hiệu quả và quy mô lớn nhất cả nước. Tính đến nay đã có rất nhiều doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đến từ Mỹ, Anh, Thụy Sỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Hồng Kông, Singapo hoạt động trên khuôn viên của CVPM cả nước. Tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp tại CVPM  tăng bình quân 20 - 25%/năm. Nền tảng phát triển của CVPM dựa trên 6 tiêu chí sau:
    (1) Cung ứng cơ sở hạ tầng và dịch vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai trong việc nghiên cứu, phát triển, sản xuất và xuất khẩu phần mềm.
    (2) Liên tục nuôi dưỡng và hình thành các công ty phần mềm mới, đào tạo các chuyên viên phần mềm và nhà quản lý doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước (kể cả xuất khẩu chuyên viên phần mềm trình độ cao).
    (3) Cung ứng môi trường làm việc, sinh hoạt trình độ cao và có khả năng thích nghi cho các chuyên viên phần mềm (có thể làm việc và sinh hoạt 24 giờ mỗi ngày)
    (4) Hội tụ về chất lượng đào tạo công nghệ thông tin với các chứng chỉ và bằng cấp theo tiêu chuẩn quốc tế như : Cisco System, Cadence, Sun Microsystems, NIIT, Houston Community College System...
    (5) Khuyến khích đầu tư của anh chị em Việt kiều bằng nhiều chính sách ưu đăi.
    (6) Khai thác sự hợp tác giữa Nhà nước-tư nhân và hợp tác quốc tế.
CVPM  sẽ là nơi thu hút những doanh nghiệp trong và ngoài nước, bao gồm các doanh nghiệp sản xuất phần mềm, đào tạo, huấn luyện và nghiên cứu, tích hợp hệ thống, sản xuất các sản phẩm đa phương tiện, kinh doanh phần cứng. Đây cũng là trung tâm chuyển giao công nghệ và là nơi giao dịch thuận tiện giữa nhà sản xuất phần mềm với khách hàng trong và ngoài nước.

3. CÁC CƠ SỞ ƯƠM TẠO CÔNG NGHỆ VÀ ƯƠM TẠO DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ

      Nghị định Chính phủ số 90/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2001, tại Điều 11, Khoản 4 nêu rõ: "Chính phủ khuyến khích việc thành lập các vườn ươm doanh nghiệp nhỏ và vừa để hướng dẫn, đào tạo doanh nhân trong bước đầu thành lập doanh nghiệp". Ở nước ta đã tổ chức các hội thảo khoa học bàn về vấn đề "Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ", "Vườn ươm công nghệ", "Vườn ươm công nghệ cao", "Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao".
    a/ Ươm tạo công nghệ là hoạt động hỗ trợ nhằm tạo ra và hoàn thiện công nghệ có triển vọng ứng dụng thực tiễn và thương mại hóa từ ý tưởng công nghệ hoặc từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
    b/ Ươm tạo doanh nghiệp công nghệ là hoạt động hỗ trợ tổ chức, cá nhân tiếp tục hoàn thiện công nghệ, thủ tục pháp lý, huy động vốn đầu tư, tổ chức sản xuất -kinh doanh, tiếp thị và các dịch vụ cần thiết khác để thành lập doanh nghiệp công nghệ dựa trên các công nghệ mới có khả năng ứng dụng thực tiễn và thương mại hóa.
    c/ Cơ sở ươm tạo công nghệ, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ là nơi cung cấp các điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ tư vấn, hỗ trợ cần thiết để ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ.

 

  • LỢI ÍCH CỦA VIỆC ĐẦU TƯ:

(1) Đối với các Thành phố -tỉnh thành có KCNC và CVPM: phát triển kinh tế, tạo ra nhiều việc làm, nguồn thuế, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ.
(2) Đối với trường đại học : phát triển phong trào sinh viên lập nghiệp, thúc đẩy nghiên cứu và phát triển công nghệ, gắn liền đào tạo với thực tế, thương mại hóa các thành quả R&D, tăng thu nhập.
(3) Đối với đối tác của vườn ươm : tiết kiệm chi phí tìm kiếm khách hàng, có cơ hội quảng cáo, mở rộng hoạt động kinh doanh, tạo cơ hội đầu tư, xây dựng mạng lưới khách hàng.
(4) Đối với doanh nghiệp được ươm tạo : tiếp cận đúng các nguồn lực, giảm rủi ro và rút ngắn thời gian hòa nhận thương trường, tăng cường kỹ năng kinh doanh...

 

Lượng truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday36
mod_vvisit_counterYesterday38